Tin tức

Chấn hưng Phật giáo ở Pháp

Hòa thượng Parawahera Chandaratana Thera là sứ giả của Phật giáo tại Pháp. Nếu không có sư, có thể nước Pháp sẽ không bao giờ có được cơ hội để làm quen với Phật giáo.


1 phap 1.jpg
Chư Tăng làm lễ an vị Phật tại thiền đường do Hòa thượng Chandaratana Thera xây dựng

Thiết lập Trung tâm Phật giáo Quốc tế, tiếp theo Hòa thượng Chandaratana Thera tranh thủ tìm kiếm văn bản giáo lý Phật giáo bằng chữ Pháp. Thầy gần đây đã mở một thiền đường Phật giáo mới với sự tham gia của một số tu sĩ Phật giáo hàng đầu của Sri Lanka.

Thiền đường mới sẽ bao gồm nhiều tiện nghi khác nhau để phục vụ cho các buổi pháp đàm, ngồi thiền và các vấn đề văn hoá khác. Đây cũng chốn về tâm linh cho 100 Phật tử.

Hòa thượng Chandaratana Thera nói, thiền đường là thành tựu lớn nhất mà sư từng có trong 30 năm ở Pháp.

Thiền đường hai tầng này, cũng được xem là hội trường Phật giáo lớn nhất ở châu Âu, đã đưa vào phục vụ các Phật tử vào ngày 30-3.

Sứ mạng truyền giáo của Hòa thượng Chandaratana Thera ở Pháp bắt đầu từ năm 1988 khi ngài thành lập Trung tâm Phật giáo Quốc tế. Đóng góp của Hòa thượng rất quan trọng trong cả hai lĩnh vực tôn giáo và văn hóa.

1 phap 2.jpg
Hòa thượng Chandaratana Thera và Phật tử tại thiền đường mới xây

Phật tử di cư từ các nước như Việt Nam, Lào và Campuchia cũng đã đóng góp tịnh tài, phước điền để xây dựng trung tâm. Do sự đóng góp nhiệt tình của Phật tử, Hòa thượng Chandaratana Thera mới có thể nhìn thấy hội trường Phật giáo mới hoàn thành chỉ trong 8 tháng. Viên đá nền tảng đã được đặt vào năm 2013.

Cả nước có hơn 200 trung tâm thiền Phật giáo. Dân số theo Phật giáo tại Pháp chủ yếu bao gồm người Việt Nam, Trung Quốc và Sri Lanka.

Nhiều người Pháp tin theo lời dạy của Đức Phật như người chỉ dẫn tâm linh.

Vào năm 1990, Liên hiệp Phật giáo Pháp (FBU thành lập năm 1986) ước tính có khoảng 600.000 Phật tử ở Pháp, trong đó có 150.000 người Pháp cải đạo. Alexandra David Neel là Phật tử đầu tiên của Pháp. Bà được biết đến với chuyến thăm của mình vào năm 1924 tới Lhasa, thủ đô của Tây Tạng.

Bà cũng là tác giả của 30 cuốn sách về Phật giáo, triết học và những chuyến du lịch của mình.

Văn Công Hưng (Theo Daily News)

Nguồn: Giác Ngộ Online